Header Ads

TIN MỚI NHẤT

Phương pháp đọc SQ3R


Nhiều học sinh đọc nhiều nhưng nhớ ít, hiểu nông, lí do là vì các bạn đọc thụ động: mắt vẫn nhìn nhưng não thì hờ hững với nội dung mình xem.

Phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) là một kỹ thuật hữu hiệu cho ta phải chú tâm đọc tài liệu một cách chủ động. Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.

Tóm tắt như sau: Survey – Question – Read – Recite – Review

3 R's:
S=Survey: Khảo sát
Q=Question: đặt câu hỏi
Read=đọc
Review=đọc lại
Recite=ghi nhớ
Trước khi đọc, khảo sát bài đọc
Survey
  • Tiêu đề, đề mục chính và phụ
  • Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị
  • Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên.
  • Xem đoạn đầu và cuối
  • Xem phần tóm tắt.
Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi sau:
Question
  • Biến tiêu đề thành câu hỏi
  • Đọc các câu hỏi ở cuối bài
  • Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn
  • Mình đã biết gì về vấn đề này rồi?
Lưu ý:Nếu cần hãy viết ra và suy ngẫm. Phương pháp này gọi là SQW3R
Khi bắt đầu đọc
Read
  • Tìm câu trả lời choc ác câu hỏi đã nêu
  • Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương
  • Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ…
  • Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiên
  • Học các hướng dẫn về biểu đồ
  • Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó
  • Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu
  • Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần.
Ghi nhớ sau khi đọc hết một phần
Review
  • Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc. Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình .
  • Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình.
  • Gạch dưới ý quan trọng
  • Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. Mẹo: bạn càng dùng nhiều giác quan khi học, thì càng nhớ nhanh và nhớ lâu.
Học công hiệu gấp ba: Nhìn, nói, nghe
Học công hiệu gấp tư: Nhìn, nói, nghe, viết
Dò lại bài, một quá trình lâu dà
Recite
  • Ngày 1:
    Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú
  • Ngày 2:
    Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ. (flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự.
  • Ngày 3, 4, 5:
    Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú
  • Cuối tuần:
    Dùng sách học, làm một bản biểi nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin.
  • Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ ko cần nhồi nhét khi kỳ thi đến.



1. Survey - What can I learn from the text?

  • Before reading skim the material:

  • Skim the table of contents and find three to five main ideas that will be presented in the text.
  • Pay attention to names, headings and subheadings.
  • Look at the captions under images, tables, diagrams and maps.
  • Pay particular attention to the introductory and final paragraphs, which often contain a summary of the text.

2. Question - What do I hope to learn from the text?

  • Before reading a section, formulate questions and do the following:

  • Rephrase headings into questions.
  • Look whether the author has formulated questions at the beginning or end of the section.
  • Recall what you already know about the topic and what you still want to learn about it.

3. Read - Look for answers to your questions

  • Read captions under images and diagrams. Pay attention to highlighted information.
  • Be open-minded – pay attention to new ideas and differing opinions.
  • Stop and reread difficult and unclear parts.

4. Recite - Consider what you want to remember from the information obtained.

  • Think about what you've read and summarise the main ideas expressed in the text.
  • If you realise there is something you have not fully understood, reread that section.
  • Take notes, expressing ideas in your own words.

5. Recall - Reread your notes and link the information with your own experience.

  • After reading the whole text, reread your own notes and pay attention to the main ideas and connections between the ideas.
  • Link what you have learned with your own experience and other sources of information.

Áp dụng phương pháp SQ3R vào việc học từng bài học trong SGK

Trước khi nghe giảng

Học sinh tiểu học cũng thường được yêu cầu xem trước bài sẽ học, nhưng với học sinh THCS, việc này cần được làm với mức độ động não sâu, nếu không khi nghe giảng các con sẽ loay hoay ghi chép rất nhiều mà vẫn khó nắm bắt được các ý chính của bài.

Bước 1: Survey

  • Tạo sự tập trung cho chính mình, xem lướt qua bài học trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ:
  • Xem tựa đề bài học, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm.
  • Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ.
  • Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài.

Bước 2: Question

  • Gấp sách lại và tự hỏi:  
  • Mình muốn biết những gì về chủ đề bài học này?
  • Ý chính của bài là gì?
  • Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn.
  • Ghi nhanh vào vở nháp các ý chính bạn nắm bắt được và các câu hỏi bạn hiện có

Bước 3: Read

  • Đọc nhanh nhưng kĩ - đoạn nào khó hiểu, có khái niệm mới thì dừng lại đọc chậm để đảm bảo mình hiểu rõ. Chú ý: không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm.
  • Viết vào vở nháp những câu hỏi đã tự trả lời được và những câu hỏi mới phát sinh thêm trong lúc đọc kĩ.

Trong khi nghe giảng

Lắng nghe và hỏi đáp với giáo viên để tìm câu trả lời cho những câu hỏi chưa tự giải đáp được trong bước 3.

Bước 4: Recite


  • Tự sơ đồ hóa để tóm tắt lại các nội dung học được trong bài.
  • Về nhà có thể ghim sơ đồ này lên tủ lên tường lên giá sách để có thể hay nhìn thấy lại và nhớ bài lâu hơn.

Sau khi nghe giảng

Bước 5: Review


Trước khi đọc trước bài tiếp theo, tự kiểm tra xem mình còn nhớ những gì ở bài học trước, tự trả lời lại những câu hỏi đã từng viết ra.

Nguồn: Cỏ dại tổng hợp & st


Không có nhận xét nào